Sức tiêu thụ của Mazda BT-50 giảm mạnh ở năm 2024, chỉ bán được 5 xe trong quý I và thường xuyên góp mặt trong danh sách 10 xe bán chậm nhất thị trường (Ảnh: Thaco).
Toyota Yaris
Đầu tháng 7, trang web chính thức của Toyota Việt Nam đã âm thầm loại cái tên Yaris ra khỏi danh mục sản phẩm. Nguyên nhân được cho là mẫu xe này giảm sức hút với người dùng, khi chỉ bán được tổng cộng 8 chiếc trong 5 tháng đầu năm 2024, trong đó có 3 tháng (3, 4 và 5) không bán ra xe nào.
Ở năm 2023, Toyota Yaris tiêu thụ được tổng cộng 134 xe, trở thành một trong những sản phẩm phổ thông bán chậm nhất của hãng xe Nhật Bản tại Việt Nam. Kết quả này chịu ảnh hưởng từ sự xu thế chuyển dịch thị hiếu sang xe gầm cao, khiến các mẫu hatchback hạng B dần mất "chỗ đứng".
Trước khi biến mất khỏi danh mục sản phẩm, Toyota Yaris thuộc bản nâng cấp giữa vòng đời, ra mắt Việt Nam từ cuối 2020. Xe được phân phối với 1 biến thể, giá 668 triệu đồng (Ảnh: TVN).
Lexus IS
Giữa tháng 7, mẫu sedan hạng sang cỡ nhỏ IS không còn xuất hiện trên website của Lexus Việt Nam.Mẫu xe này lần đầu được giới thiệu vào năm 2021, từng thu hút sự chú ý của người dùng nhờ ngoại hình thể thao, trẻ trung trong số các sản phẩm của Lexus tại thời điểm đó.
Giá bán cao (2,13-2,82 tỷ đồng) nhưng trang bị không thực sự vượt trội so với các đối thủ khiến Lexus IS khó thuyết phục được khách hàng. Trong khi đó ở năm 2021, Mercedes-Benz C-Class được lắp ráp trong nước có giá 1,4-1,9 tỷ đồng; BMW 3-Series là xe nhập khẩu nhưng giá cao nhất chỉ tới 2,36 tỷ đồng.
Lexus IS không có phiên bản nâng cấp kể từ khi ra mắt Việt Nam vào năm 2021. Xe chỉ được bổ sung thêm bản F Sport vào năm 2022 (Ảnh: Nam Vũ).
Không chỉ riêng Việt Nam, Lexus IS đã bị "khai tử" tại nhiều thị trường quốc tế, như Anh Quốc vào năm 2020 hay Úc ở năm 2021. Trang Motor1 đưa tin, IS chỉ bán được 1.101 xe trong đúng 8 tháng đầu năm 2020 ở Châu Âu.
Ngoài những rào cản về giá bán và trang bị, Lexus IS còn chịu ảnh hưởng từ việc người dùng thay đổi thị hiếu, chuyển dịch từ các mẫu sedan gầm thấp sang SUV gầm cao.
Suzuki Ciaz, Ertiga Hybrid, Swift và XL7
Năm nay, Suzuki Việt Nam gây chú ý khi "tinh gọn" danh mục sản phẩm, loại bỏ nhiều mẫu xe. Đầu tiên là Ciaz, mẫu sedan hạng B này bị tạm ngừng kinh doanh ở tháng 7 nhưng theo một số nguồn tin, lô xe đời 2024 đã bị ngừng nhập khẩu từ tháng 5.
Tương tự những mẫu xe kể trên, Suzuki Ciaz là sản phẩm khá "kén khách" tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu do mẫu xe này sở hữu giá bán tương đối cao (535 triệu đồng) nhưng không có hàm lượng trang bị xứng đáng và đồng thời, thiết kế nội/ngoại thất dần "lỗi mốt" khi thiếu bản nâng cấp so với các đối thủ.
Suzuki Ciaz thường xuyên bán chậm nhất toàn thị trường lúc chưa bị tạm ngừng kinh doanh. Trong 5 tháng đầu năm 2024, mẫu xe này chỉ tiêu thụ được tổng cộng 8 chiếc (Ảnh: Nguyễn An).
Sau đó, Suzuki Ertiga Hybrid, Swift và XL7 (thuần xăng) dần biến mất. Trong đó, XL7 bị thay thế bởi mẫu XL7 Hybrid, giữ nguyên giá bán (599,9 triệu đồng) nhưng bổ sung 2 tính năng và hệ truyền động mild-hybrid.
Một vài chiếc XL7 thường vẫn còn "tồn kho" tại đại lý, được chào bán với ưu đãi giảm giá sâu nhưng phản ứng của người dùng vẫn tương đối "thờ ơ".
Hiện tại, hãng xe Nhật Bản chỉ còn phân phối 2 sản phẩm là Suzuki Jimny và XL7 Hybrid (Ảnh: Nguyễn Lâm).
Nhiều người vẫn hay nói với tôi, giữ chồng cẩn thận kẻo anh ấy đi kiếm con trai bên ngoài. Tôi biết họ chỉ có ý đùa, nhưng vẫn khiến tôi lo lắng. Đàn ông mà, tuy miệng nói rằng con gái hay con trai không quan trọng, tâm lý chắc cũng muốn "nếp tẻ" đủ đầy.
Đó là lý do khiến tôi ngày càng hay săm soi, để ý và quản lý chồng. Anh về muộn, tôi cần lý do. Mật khẩu điện thoại của anh phải công khai cho tôi biết. Chồng tôi khó chịu nhưng không phản đối. Anh luôn nói mình rực rỡ như ánh mặt trời, chẳng có gì phải giấu giếm hay lo sợ.
Một lần, tôi theo chồng đi liên hoan cùng công ty anh, ngồi cạnh một chị đồng nghiệp của chồng. Chị khen chồng tôi hết lời, được lòng hết các chị em. Tôi hỏi chị, không biết ở công ty anh có "léng phéng" với cô nào không? Chị nhìn tôi cười, ý rằng nếu có chuyện đó thì cũng dễ gì mà biết được.
Tôi và chị trao đổi số điện thoại, kết bạn Zalo. Chị nói, chị sẽ "để ý" chồng giúp tôi, chị sẽ là "tai mắt" cho tôi mỗi khi ở công ty, tôi đừng quá lo lắng. Giọng chị nhẹ nhàng, thân tình như chị em đã quen thân từ lâu lắm.
Thỉnh thoảng, chị nhắn cho tôi, nói chồng tôi đi làm hay trêu ghẹo người này, người kia, trưa không ngủ mà ngồi nói chuyện riêng với công nhân mới vào làm.
Chị khuyên tôi nên kiểm soát chồng, bởi đàn ông đa phần thích trăng hoa, lơ là một chút sẽ "hỏng chuyện". Chị bảo tôi đừng để chồng biết là chị nói, kẻo đồng nghiệp khó nhìn mặt nhau.
Một dạo, chồng tôi liên tục báo tăng ca về muộn. Tôi nhắn tin cho chị đồng nghiệp của chồng, hỏi hôm nay có tăng ca không? Chị ấy trả lời rằng: "Công ty dạo này ít việc, có hôm nào tăng ca đâu". Đọc xong tin nhắn, nỗi nghi ngờ trong tôi càng bùng lên mạnh mẽ.
Chị ấy khuyên tôi bình tĩnh nhưng lại khẳng định: Không có đàn ông chung thủy, chỉ có đàn ông ngoại tình và đàn ông ngoại tình chưa bị phát hiện. Chồng chị ngày xưa yêu chị lắm, cuối cùng cũng phản bội chị. Kết quả, họ đã ly hôn.
Mỗi thông tin chị cho đều khiến tôi mất ăn mất ngủ vì khó chịu. Tôi hay vặn vẹo, móc mỉa chồng, anh lại cau có cho rằng tôi bị hoang tưởng. Vợ chồng liên tục xảy ra tranh cãi vì những chuyện không rõ ràng. Đúng là tôi không có bằng chứng anh ngoại tình, nhưng những điều chị đồng nghiệp nói thì không thể là bịa đặt.
Một hôm anh đi làm về muộn, tôi ngửi khắp người anh tìm mùi lạ. Nhìn cái dáng vẻ mệt mỏi rã rời của anh, tôi cho rằng, anh vừa làm chuyện gì đó không tốt. Thấy điệu bộ của tôi, anh bỗng cáu ầm lên.
Anh bảo anh không chịu nổi tôi nữa, đã đi làm về muộn mệt mỏi, vợ lại kiếm cớ sinh chuyện vô lý. Nếu tôi không tin, mai đến cơ quan xem lịch chấm công của anh xem có đúng anh tăng ca không hay nói dối "mèo mỡ" bên ngoài.
Anh chủ động ngủ riêng, điều đó càng khiến tôi thấy bất ổn. Vợ chồng dù có chuyện gì cũng không được ngủ riêng, trừ khi anh đã "ăn no" trước khi về nhà.
Tôi không hề biết đã tự biến mình thành bà vợ xấu xí về mọi thứ trước mắt chồng như thế nào cho đến khi chồng tôi nói rằng, anh quá mệt mỏi mỗi khi về nhà, anh không chịu nổi sự vô lý đến kinh khủng của tôi nữa.
Tôi tâm sự với chị đồng nghiệp của chồng, chị lại "đổ thêm dầu vào lửa": "Vậy là không ổn rồi. Anh ấy bắt đầu tìm lý do rồi đấy. Là phụ nữ, dù ly hôn cũng là mình chủ động, tuyệt đối không để đàn ông "đá" mình ra khỏi cuộc đời anh ta".
Chúng tôi chưa nói đến chuyện ly hôn, nhưng tôi đã đề nghị ly thân một thời gian. Chồng tôi không phản đối, còn lấy lý do công ty có đơn hàng lớn và gấp nên thường xuyên về muộn, anh ở cơ quan một thời gian khỏi làm phiền tôi.
Vài hôm trước, trong lúc đưa hai con gái vào siêu thị, tôi tình cờ thấy chồng tôi. Anh không đi một mình mà đi cùng một người phụ nữ khác. Người ấy ôm cánh tay anh, dáng vẻ vô cùng tình tứ.
Trong lúc nỗi tức giận còn chưa kịp bùng lên, tôi bủn rủn tay chân khi nhìn rõ gương mặt người phụ nữ ấy. Là chị ta, không ai khác. Đó chính là chị đồng nghiệp của anh mà tôi luôn tin tưởng.
Trong phút giây, tôi như hiểu ra tất cả. Chính chị ấy là người tìm cách đẩy tôi ra khỏi chồng mình. Còn tôi lại ngu ngốc đẩy chồng tôi về phía người đàn bà đó.
Theo Dân trí
Theo đó, Bộ VH,TT&DL đề xuất tổng vốn của Chương trình là 350.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2025-2035.
Phóng viên Dân tríđã cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục (UB VH,GD) của Quốc hội và TS. Nguyễn Viết Chức - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội, Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc (UB TWMTTQ) Việt Nam xoay quanh vấn đề này.
Chương trình chấn hưng văn hóa: Tín hiệu đáng mừng
Lắng nghe những tranh luận trái chiều trên các phương tiện truyền thông, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực UB VH,GD của Quốc hội - cho rằng, ở một khía cạnh tích cực, có thể thấy đó sự quan tâm rất lớn của xã hội đối với văn hóa, mong muốn chấn hưng văn hóa của đất nước.
Theo ông Sơn, thực trạng phát triển văn hóa của chúng ta, dù có nhiều cố gắng và có những thành tựu nhất định trong những năm vừa qua, nhưng vẫn gây ra nhiều lo ngại.
Ông dẫn chứng: Những hiện tượng như xuống cấp đạo đức xã hội, bạo lực học đường, mê tín dị đoan, sùng ngoại thái quá… dẫn đến lãng quên văn hóa dân tộc, hay những rối loạn xã hội khác là những thách thức an ninh văn hóa, đều bắt nguồn từ sự yếu kém trong lĩnh vực văn hóa.
"Chúng ta rất cần phải chấn chỉnh, ngăn chặn, giúp tìm lại những giá trị văn hóa truyền thống, kết hợp với tinh hoa văn hóa thế giới, tạo thành giá trị văn hóa thời đại Hồ Chí Minh đáng tự hào", ông nói.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn cũng nhấn mạnh, chúng ta đã thành công trong công cuộc đổi mới về chính trị, kinh tế, giờ là lúc cần quan tâm thực sự đến đổi mới trong lĩnh vực văn hóa.
Để công cuộc đổi mới của đất nước trở nên toàn diện hơn, đi vào chiều sâu, tạo điều kiện mới cho sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực UB VH,GD (Ảnh: Minh Nhân).
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Viết Chức - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội, UB TWMTTQ Việt Nam - chia sẻ, đây là tín hiệu rất đáng mừng.
Bởi như vậy, Nghị quyết của Đảng đã đi vào cuộc sống và Hội nghị Toàn quốc về văn hóa đã tác động rất tích cực đến nhận thức của toàn dân và nhận thức của các cấp ủy Đảng.
"Điều này cho thấy chúng ta cần nhu cầu chấn hưng, phát triển văn hóa mạnh mẽ hơn, để văn hóa tương xứng với các lĩnh vực chính trị và kinh tế", ông Chức cho hay.
Về đề xuất tổng vốn là 350.000 tỷ đồng cho Chương trình chấn hưng văn hóa, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, khoan nói về tổng số tiền trên (dù rất lớn).
"Nếu đầu tư hiệu quả, thực sự chấn hưng được văn hóa, để văn hóa trở thành niềm tự hào dân tộc, sức mạnh nội sinh của đất nước, thì dù có nhiều tiền đến đâu cũng là việc nên làm, phải làm.
Còn ngược lại, nếu đầu tư không hiệu quả, lãng phí, thì một xu chúng ta cũng không nên chi", ông Sơn thẳng thắn.
Theo TS. Nguyễn Viết Chức, số tiền đầu tư 350.000 tỷ đồng có vẻ nhiều nhưng đối với việc chấn hưng, phát triển nền văn hóa của đất nước thì không phải là quá lớn. Vấn đề quan trọng là làm như thế nào?!
Băn khoăn của người dân là thật và đúng
"Quan điểm của ông thế nào về ý kiến phản đối hoặc đồng tình và băn khoăn của người dân trước đề xuất đầu tư 350.000 tỷ đồng để chấn hưng văn hóa?"
Trước câu hỏi trên của phóng viên Dân trí, PGS.TS Bùi Hoài Sơn trả lời: "Đối với những ý kiến phản đối, đó là những lo ngại đầu tư không đúng chỗ, quản lý không hợp lý, còn nhiều công việc cấp bách cần phải làm hơn, còn nhiều công trình, thiết chế văn hóa chưa sử dụng hết công năng, lãng phí. Đây là những lo ngại có thật, thể hiện một góc nhìn khác, tâm huyết với văn hóa và đất nước, rất đáng trân trọng".
Bộ VH,TT&DL đang tích cực xây dựng Chương trình MTQG về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam (Ảnh: Ban Tổ chức).
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho biết thêm, đối với ý kiến ủng hộ, họ cho rằng thực trạng phát triển văn hóa còn nhiều bất cập, nếu chúng ta không giải quyết ngay sẽ gây cản trở đến sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội và tương lai của đất nước.
TS. Nguyễn Viết Chức thì chia sẻ: "Tôi rất hiểu những băn khoăn của người dân, thậm chí cả giới nghiên cứu rằng: Nói chấn hưng văn hóa, vậy số tiền đó sẽ bỏ vào đâu? Thực hiện như thế nào?. Bởi trong quá khứ có những việc đã làm chưa hợp lòng dân".
Ông Chức dẫn chứng: "Tập trung quá nhiều vào việc xây dựng cơ sở vật chất tượng đài, những công trình này dự án khác… nhưng một số chưa đạt được yêu cầu và lãng phí. Việc sửa sang, trùng tu và tôn tạo các di sản, di tích nhưng không khéo lại làm mới và phá mất di sản, truyền thống cũ".
Tuy nhiên, ông Chức đồng thời cũng nhấn mạnh rằng, phải đặt niềm tin vào Bộ Văn hóa, tin vào những người làm chuyên môn và cũng là đặt lên họ trách nhiệm nghiên cứu thật kỹ chương trình để trình Quốc hội và Chính phủ.
Giải pháp nào để chấn hưng văn hóa hiệu quả, không lãng phí?
Đưa ra giải pháp nhằm thực hiện Chương trình MTQG về chấn hưng, phát triển văn hóa hiệu quả, không lãng phí, đáp ứng được mong muốn của nhân dân cả nước, TS. Nguyễn Viết Chức cho hay, công cuộc chấn hưng văn hóa không chỉ dựa hoàn toàn vào đồng tiền mà phải phát huy được sức mạnh của trí thức, hiểu biết, tận dụng, vận dụng và kéo các chuyên gia vào cuộc để làm từng việc, từng lĩnh vực cụ thể.
TS. Nguyễn Viết Chức - Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội, UB TWMTTQ Việt Nam (Ảnh: Lại Tấn).
Theo ông, Bộ Văn hóa lần này sẽ làm một cách cẩn trọng và nên tìm đến những chuyên gia thật sự có kinh nghiệm trong nghiên cứu, quản lý văn hóa để đưa ra một chương trình mang tính chiến lược, khái quát, tổng thể và có tầm nhìn xa nhưng đồng thời cũng phải cụ thể trên nền của từng địa phương và văn hóa các vùng miền khác nhau.
"Chấn hưng văn hóa thì trước hết phải tạo điều kiện, cơ hội để con người Việt Nam phát triển khỏe về thể chất và lành mạnh về tâm hồn, đủ năng lực thích ứng với yêu cầu mới của thời kỳ mới", ông Nguyễn Viết Chức chia sẻ.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn cũng cho rằng, đây nên là những dự án tập trung cho con người, cả con người Việt Nam nói chung và nhân lực ngành văn hóa nói riêng.
"Nếu đầu tư của Chương trình thực sự xây dựng được con người Việt Nam có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp như yêu nước, sáng tạo, nhân ái, nghĩa tình,...
Đồng thời, Chương trình đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, giúp cho các văn nghệ sĩ, nghệ nhân có điều kiện tốt hơn để tỏa sáng tài năng của mình, thì tôi tin rằng, tất cả người dân Việt Nam đều ủng hộ Chương MTQG về văn hóa", ông Sơn bày tỏ.
Cuối cùng, TS. Nguyễn Văn Chức nhấn mạnh: "Chấn hưng văn hóa không nên làm theo kiểu phong trào, chung chung và khiên cưỡng sẽ dẫn đến không hiệu quả thậm chí là hệ lụy không cần thiết. Đừng để tiền "rơi" một cách lãng phí".
Còn đại biểu Bùi Hoài Sơn cũng cho rằng, việc triển khai Chương trình MTQG về văn hóa sẽ cần có sự phối hợp tham gia đồng bộ từ các cấp, các ngành và các địa phương, để tác động của Chương trình có thể lan tỏa tích cực đến từng tế bào của xã hội, từng người dân, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, đồng thời là hệ điều tiết cho sự phát triển đất nước.
Chiều 24/10, chia sẻ về Chương trình MTQG về chấn hưng phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035 trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL - cho hay, Bộ đề xuất tổng mức đầu tư cho chương trình là 350.000 tỷ đồng, bám sát Luật Đầu tư công.
Đây là con số được tổng hợp từ các địa phương để trình và mang tính khái quát, còn phải lượng hóa cụ thể trong ngân sách theo từng giai đoạn.
Ông Hùng nói: "Nhiều khi không hiểu, chưa có thông tin đầy đủ sẽ có người đặt câu hỏi Bộ VH,TT&DL làm gì mà cần 350.000 tỷ đồng, trong lúc đất nước còn khó khăn? Tôi nói rõ số tiền này không phải lấy cho Bộ".
Bộ trưởng cho biết, Bộ VH,TT&DL sẽ nghiêm túc cầu thị, tiếp thu tất cả ý kiến hợp lý cho chương trình.
" alt=""/>350.000 tỷ đồng chấn hưng văn hóa: Đừng để tiền 'rơi', làm kiểu phong trào